HUẤN LUYỆN, BỔ TÚC VỀ SỰ
PHỤC TÙNG VÀ SỰ KHÍCH ĐỘNG
. Bổ túc sự phục tùng
a. Việc huấn luyện bổ túc sự phục tùng gồm có việc đòi hỏi chó chạy qua một đoạn đường có chướng ngại vật và thi hành các bài tập không cần dây dắt và không cần dùng hiệu lệnh. Vì các vệ khuyển thường được dùng về đêm là lúc mà các dấu hiệu đều vô dụng, cần nhất là dạy cho nó hiểu và tuân theo các khẩu lệnh. Việc huấn luyện bổ túc này khiến cho chủ chó làm tăng thêm được quyền lực của họ đối với chó và phát triển được kỷ luật cần thiết của con chó, có hiệu quả cho quân vụ.
b. Lúc bắt đầu huấn luyện về sự phục tùng, các con chó đều ở cách xa nhau để giảm bớt trường hợp chúng có thể cắn lẫn nhau. Con nào định tấn công con khác thì phải khóa mõm lại ngay để trừng phạt. khi việc huấn luyện tiến hành, các chủ chó đã gia tăng quyển kiểm soát của họ và chó đã trở nên quen làm việc với nhau trong một khu vực, thì khoảng cách giữa các chó sẽ giảm bớt dần cho tới mức các chủ chó và chó làm việc không cần xích mà vẫn thi hành được các bài tập về phục tùng và thao diễn cơ bản ở các khoảng cách độ bốn bộ (1M20) hay ít hơn.
Đoạn đường chướng ngại vật
Cũng như trường hợp của người, không thể nào mong các vệ khuyển duy trì hiệu lực tối đa được trừ khi tình trạng thể chất của chúng rất cao. Như vậy có nghĩa là, ngoài việc chăm sóc sức khỏe và ăn uống đúng cách, chúng phải được tập luyện thường xuyên, đều đặn và hoạt động không ngừng. một đoạn đường chướng ngại vật có thể xây dựng bằng các vật liệu thâu hồi hay vật liệu thiên nhiên là một phương tiện hoàn toàn để tập luyện như vậy. tất cả các đơn vị có vệ khuyển đều phải làm một đoạn đường chướng ngại vật. một đoạn đường chướng ngại vật tốt phải gồm có, nhưng không giới hạn, các hàng rào, mương, và dốc thấp để nhảy, dốc cao, để dạy cho chó biết là bất cứ khi nào chủ nó dẫn nó đi thì nó không có gì đáng sợ cả; các hầm để dạy chó bò, và những tấm gỗ hay thang được đặt cao và song song với mặt đất để dạy chó đi được vững bước hơn.
Sự khích động
a. Huấn luyện khích động bổ túc gồm có sự trêu chọc chó để làm cho nó cắn lại người quấy rối. người quấy rối xỏ bao độn tay thêm (có bộ đồ tấn công hay là không) để cho chó có chỗ cắn thực sự. người đó dùng một cái roi nhẹ hay túi vải bố để trêu tức chó. Về các bài tập nguy hiểm hơn trong việc huấn luyện khích động, người khích động có thể đeo mặt nạ để che thêm. Mặt nạ này không phải là một vật cấp phát, nhưng cố công tìm kiếm được một cái thì cũng đáng. Người quấy rối tâng bốc chó lên bằng cách giả sợ hãi và lùi lại mỗi lần chó tiến lên. Trừ trường hợp đặc biệt, chó phải luôn luôn là kẻ thắng. không bao giờ chủ chó được khiêu khích chó của mình cả.
GHI CHÚ – Không bao giờ được huấn luyện khích động các Thám khuyển
b. Chó phải luôn luôn mang vòng cổ da để huấn luyện khích động. ngay sau mỗi buổi tập xong phải tháo vòng cổ da ra. Theo lối này, chó trở thành quen ngay với vòng cổ da và sự khích động do đó cứ khi nào đeo vòng cổ da cho nó là nó sẽ bắt đầu tìm kiếm kẻ quấy rối. nó cũng đeo vòng cổ da trong lúc thi hành nhiệm vụ canh phòng. Điều quan trọng là phải thiết lập được sự liên tưởng người khích động/ vòng cổ da thật sớm và chặt chẽ. Chỉ được dùng dây xích cột khi dẫn chó đến và đi khỏi khu vực chuồng chó và trong lúc huấn luyện về phục tùng.
c. Chính sự khích động làm nảy nở tính hiếu chiến và ác tính của chó, rất cần thiết với một vệ khuyển đắc lực. tính hiếu chiến và ác tính của nó xác định sự nhanh nhẹn của nó ở đồn trại và ý chí muốn tấn công. Điều quan trọng đáng lưu ý là mỗi con chó là một cá thế có tính khí riêng biệt và muốn đạt được kết quả tốt, sự khích động phải hợp với chó. Có bốn phương pháp khích động chính:
(1). Sự khích động hàng ngang: Các chủ chó và chó hợp thành một hàng ngang khoảng cách độ 30 bộ, các chó đứng theo thế sát chân.
Sự khích động hàng ngang
Người quấy rối lặng lẽ tiến từ phía sau đến một đầu của hàng ngang. Hắn dừng lại khi chỉ còn cách chủ chó và chó đứng đầu hàng độ 30 bộ, và huấn luyện viên hô khẩu lệnh “ĐẮNG SAU – QUAY”. Tất cả các chủ chó và chó quay đằng sau, rồi người chủ chó và chó đầu tiên tiến từ từ về phía người quấy rối. người chủ chó xúi giục chó của họ bằng lệnh “COI CHỪNG”. khi chó tiến tới còn cách 10 bộ, người quấy rối làm ra vẻ bối rối và sợ hãi rồi bắt đầu rút lui bằng cách đi giật lùi. Chó được phép đến gần còn độ 3 bộ cách người quấy rối, người này sẽ dùng cái roi của mình để trêu chọc chó trong khi vẫn rút lui. Sau đó, chủ chó gọi chó về và dẫn nó về chỗ đứng ở cuối hàng trong lúc đó người chủ chó và chó đứng cạnh đó làm theo cách trên. Cứ như thế cho đến khi từng con chó đã tập lại sự khích động ba lần. trong bài tập này, các vệ khuyển không được phép vồ lấy người khích động.
(2). Sự khích động vòng tròn: các chủ chó và chó hợp lại thành một vòng tròn, mỗi toán cách nhau độ 30 bộ. người quấy rối một là mặc đồ tấn công hay xỏ hai tay áo tấn công và cầm một cái roi, đứng ở giữa vòng tròn. Lúc có khẩu lệnh TIẾN VÀO (MOVE IN) các chủ chó và chó đi rất chậm về phía người quấy rối và các chủ chó ra lệnh cho chó COI CHỪNG (WATCH HIM). Đồng thời, các chủ chó bắt đầu thu dây dắt cho đến lúc các chó đều ở cách người khích động độ bốn bộ, thì các chủ chó đều giữ chúng lại bằng vòng cổ da. Việc này rất cần để bảo vệ người quấy rối và để cho con nọ không thể tấn công con kia được. trong khi các chó đang tiến vào người quấy rối dọa hết con này đến con kia bằng cái roi của mình. Lúc vòng tròn bị thu hẹp chu vi còn độ 10 bộ, các chủ chó dừng lại và huấn luyện viên hô LUI RA (MOVE OUT), họ đều trở về chỗ cũ ở vòng tròn rộng. bài tập này được làm lại vài lần. rồi sau bắt đầu ở vòng tròn lớn, người quấy rối để cho các chủ chó dẫn chó vào lần lượt để tập khích động từng con một. trong thời kỳ khích động này các chó được phép cắn bộ đồ hay tay áo của bộ đồ tấn công. Sự tấn công do con này diễn ra sẽ kích thích sự tấn công của con khác và tạo ra một phản ứng truyền cảm. điều này rất có lợi, nhất là trong trường hợp có những con kém không chịu tấn công hay chậm chạp trong việc cắn hay tấn công.
(3). Sự khích động tại chuồng: chỉ nên dùng loại khích động này đối với những con chó không phản ứng với các loại khác. Phản ứng mong đợi dựa vào thiên tính của chó là bảo vệ chỗ ở của nó. Người quấy rối đến gần khi chó đang ở trong chuồng và có mặt cả chủ chó. Người quấy rối làm những cử chỉ đe dọa và la to lên, đập vào hàng rào bằng cái roi, bao bố quấn lại hay các vật khác. Chủ chó xúi giục chó chống lại người quấy rối. nếu chó tỏ ra có ý tấn công, người quấy rối chạy đi ngay và bị người chủ chó xua đuổi theo. Rồi chủ chó quay về khen thưởng và vỗ về chó. Việc này phải được làm lại cho đến khi huấn luyện viên xác định là đã có kết quả tối đa.
(4). Sự khích động ở cọc: tiếp theo sự khích động ở chuồng là sự khích động ở cọc. sự khích động này cũng được điều khiển giống như khích động tại chuồng chỉ khác là chó được xích vào một cái cây, trụ hay cọc ở chỗ trống nào đó cách xa chuồng. bài tập này nhằm tạo thêm sự tin tưởng của chính con chó ở những chỗ lạ.
(5). Sự khích động khóa mõm: bài tập này dùng cho các vệ khuyển. vệ khuyển phải đeo rọ mõm vào và được phép tấn công người quấy rối nó, nhưng mặc quấn áo thường. bài tập này là một cuộc khảo sát thực sự để xác định xem nếu có lệnh, chó có tấn công những người không mặc bộ đồ tấn công không? Trong lúc huấn luyện có nhiều con chó thường gần như mắc một thói quen liên tưởng giữa bộ đồ tấn công và “kẻ địch”.
d. Không bao giờ được khích động các chó ở xe. Vì như vậy ngẫu nhiên sẽ làm cho chúng để ý và phản ứng chống lại các xe cộ thay vì chống lại người. ngoài ra, chúng còn trở nên bối rối và bị kích thích khi các xe cộ chạy đến gần, như thế càng làm khó khăn trong việc đưa nó lên xe và ngồi yên lúc xe chạy.
e. Thường thường mỗi tuần các chó phải được khích động ít nhất ba lần để giữ cho hiệu lực tấn công của chúng ở mức tối đa, nhưng cũng phải để ý đến tính khí cá thể của chó trong việc xác định số lượng khích động cần thiết cho chúng. Không bao giờ được khích động chó trong lúc vắng mặt chủ nó.
Huấn luyện tấn công
Chủ chó và chó tiến đến một khu vực xa hẳn mọi sự lưu thông xe cộ và bộ hành. Trong khu vực huấn luyện chủ chó đeo vòng cổ da cho chó và không được tháo ra khi bài tập chưa hoàn tất. người quấy rối, mặc bộ đồ tấn công, ẩn nấp ở đầu gió đối với chó để cho hơi của người đó bay thẳng vào mũi chó. ở bài tập thứ nhất trong giai đoạn huấn luyện này, điều quan trọng đối với người quấy rối là phải trốn kỹ, nhưng ở tầm đánh hơi dễ dàng và ở ngay đầu gió đối với chó. Người chủ chó ra lệnh COI CHỪNG và sau đó chó sẽ cố tìm ra người khích động bằng cách đánh hơi và nghe ngóng. Khi chó báo động và kéo dây dắt đi, chủ chó phải lấy tay vỗ nhẹ vào bên sườn của chó và nói nhỏ những câu “ATTA BOY, GOOD BOY” (TỐT TỐT, KHÁ LẮM) để khen ngợi chó. Chủ chó phải khen ngợi vừa đủ để khuyến khích chó của mình thôi, chứ không được làm mất mục đích của chó. Sự chú ý của chó phải được tập trung vào hướng của người quấy rối. chó tiến gần đến chỗ ẩn nấp của người quấy rối và chủ chó lại dùng những lời khen ngợi và khuyến khích nó. Khi chó đến còn cách người quấy rối một khoảng ngắn, người này chạy ra khỏi chỗ trốn. chủ chó ra lệnh cho người quấy rối đứng lại và giơ hai tay lên đầu. người quấy rối không nghe theo lệnh và cố tìm cách lẩn trốn. chủ chó thả chó của mình ra và ra lệnh CẮN NÓ (GET HIM). Sau đó, chó đuổi theo và tấn công người quấy rối, người này sau khi chống cự qua loa rồi ngừng lại. chủ chó tiến đến ra lệnh “AO” (OUT) và kéo chó ra khỏi người quấy rối đồng thời khen và vỗ về chó. Chủ chó dẫn chó đi cách xa người quấy rối độ 10 bộ và ra lệnh “NẰM, YÊN, COI CHỪNG” (DOWN, STAY, WATCH HIM). Rồi trở lại chỗ người quấy rối để khám xét người này, và chú ý đừng bao giờ đứng xen giữa con chó và người quấy rối. trong lúc khám xét, người quấy rối đánh và đẩy chủ chó ngã ra đất và toan bỏ chạy. lúc này chó phải tấn công người quấy rối mà không cần có lệnh của người chủ chó.
Tấn công dưới hỏa lực
Cách tấn công dưới hỏa lực được dạy cho vệ khuyển sau khi nó đã được huấn luyện thuần thục và người chủ chó tin chắc rằng nó sẽ tuân theo tất cả các khẩu lệnh hay hiệu lệnh để tấn công và dừng lại. người quấy rối mặc bộ đồ tấn công. Về phương thức cũng giống như đã nói ở đoạn sau, chỉ khác là khi chó xông vào người khích động thì chủ chó và người khích động bắn nhau bằng súng lục, chủ chó bắn trước. rồi bài tập cứ tiếp tục qua các giai đoạn đuổi bắt, canh phòng và khám xét. Khi bắn nhau chủ chó và người khích động phải cẩn thận không được bắn gần sát đầu chó để tránh gây phỏng cho chó vì thuốc cháy, nhất là về mắt và mũi của chó.
Canh giữ tù binh
Khi có lệnh NẰM (DOWN) chó nằm xuống ở phía sau một tù binh bất động. Nó không được nằm quá gần để cho tù binh bất chợt đá nó bị thương. Rồi chủ chó ra lệnh COI CHỪNG (WATCH HIM) để cho chó canh chừng và đi tới một chỗ nấp mà mình có thể quan sát được mọi hành động của chó. Sau đó người tù binh bắt đầu chạy quanh, hoặc đi hay chạy trốn. nếu chó không tấn công khi người tù binh di chuyển, chủ chó lập tức chạy ra khỏi chỗ nấp và ra lệnh CẮN NÓ (GET HIM). Bài tập này được làm lại cho tới khi nào chó đuổi theo và tấn công tù binh ngay bất cứ lúc nào hắn di chuyển. Bài tập luôn luôn phải chấm dứt với người chủ chó trở lại chỗ tập, bắt nhận tù binh, và khen ngợi chó.
Áp tải tù binh
Phải dạy chó không được tấn công một tù binh lúc hắn đi chậm và có chủ chó đi kèm theo. Trong bài tập này chó được đi sát chân có dây dắt ở bên trái người chủ chó trong khi tù binh đi ở đằng trước và hơi về bên trái của chó. Người tù binh bất chợt có có cử chỉ như đe dọa hay bắt đầu chạy trốn. chủ chó buông dây dắt ra và nếu được huấn luyện kỹ, chó sẽ tấn công ngay. Thoạt đầu, chủ chó có thể phải ra lệnh CẮN NÓ (GET HIM) phương thức này được làm lại nhiều lần cho đến khi con chó tấn công mà không cần khẩu lệnh khi tù binh có một cử chỉ bất thần, nhưng không tấn công khi tù binh đi đàng hoàng trước chủ nó. Chủ chó khen ngợi chó sau bài tập.
http://www.phuquocdog.com.vn/gioi-thieu.html
https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/nguoi-me-bao-ton-cho-phu-quoc-592354.ldo
NGƯỜI BẢO TỒN VÀ NÂNG TẦM GIÁ TRỊ CHÓ PHÚ QUỐC - Phuquocdog
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-nguoi-bao-ton-va-nang-tam-gia-tri-vuong-khuyen-1423197939.htm
CHÚNG TÔI HỖ TRỢ NHẬN PI