CHÓ LÀM VIỆC TRINH SÁT - THÁM SÁT
Tuyển chọn thám khuyển
a. Muốn cho thích hợp với việc huấn luyện thám sát, chó phải có những đặt tính hợp với những trình độ sau đây;
(1) Mức tinh khôn : cao
(2) Mức phục tùng : cao
(3) Mức hiếu chiến : vừa phải
(4) Giác quan : Trung bình
(5) Nghị trực : cao
b. Thám khuyển phải là một con chó cỡ trung bình, tinh khôn và can đảm, chó phải có năng lực đánh hơi cực bén nhạy, nghe thật thính và có khả năng giỏi để tìm được sự di động. Không được quá dễ bị kích thích hay làm ồn ào. Không cần phải có sức nhanh nhẹn quá cao.
Ích lợi của thám khuyển
a. Thám khuyển huấn luyện để khám phá và lặng lẽ báo hiệu về sự hiện diện của bất cứ một người hay toán lạ mặt nào. Nó đặt biệt hữu ích trong việc báo tin những cuộc phục kích và mưu toan đột nhập. Thám khuyển do một chủ chó, là người đã được huấn luyện về loại công tác này, điều động. Chó làm việc với dây dắt ngắn hay dài, ngày hay đêm, ở bất cứ thời tiết nào và ở nơi rừng rậm hay đồng bằng. Nó biết trước và lặng lẽ báo hiệu về sự có mặt của những người và giống vật lạ từ lâu trước khi người ta có thể khám phá được. Khoảng cách mà nó có thể báo hiệu tùy thuộc vào một số những yếu tố: Tốc độ và chiều gió; số lượng của hơi người tập trung; độ ẩm ướt mực độ rậm rạp hay trống trải của địa thế; và số tiếng động hay những tiếng ồn ào khác ở gần đấy. Khả năng của chủ chó vê việc “hiểu ý” chó là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động hợp tác giữa chủ và chó với nhau
b. Nếu có thể được, trung đội trưởng trung đội thám khuyển phải biết số lượng và loại tuần tiễu mà họ phải yểm trợ từ hai hay ba ngày trước. Như vậy, ông ta có thể lựa chọn toán chó và chủ chó nào có hiệu lực nhất cho từng nhiệm vụ và cho người chủ chó có đủ thời gian chuẩn bị và sửa soạn chó về nhiệm vụ sắp thi hành.
c. Có thể sử dụng thám khuyển theo nhiều lối khác nhau.
(1) Tuần tiễu thám sát.
(a) Trước khi nhận công tác tuần tiễu, chủ chó phải trắc nghiệm về sự nhanh nhẹn và sẵn sàng của chó đối với công tác bằng cách dẫn nó tập trong thời gian 15 phút về những bài tập phục tùng căn bản. Nếu vì bất cứ lý do nào, trong thời gian làm việc mà không được hài lòng về chó thì phải chọn và sử dụng một con chó khác hay toán khác,mặc dầu con chó mới chưa được tập thử với toán tuần liễu.
(b) Chó và chủ chó phải hoàn toàn sáp nhập vào toán tuần liễu trong những giao đoạn trù kế hoạch, tập thử và thi hành; và chủ chó phải tham dự giai đoạn lược thuyết trước. Trong giai đoạn trù hoạch, chủ chó đưa những đề nghị cho trưởng toán tuần tiễu về cách sử dụng chó. Trưởng toán tuần tiễu để cho chủ chó có đủ quyền vận dụng một cách linh động và hiệu quả nhất.
(c) Sự hiện diện của thám khuyển trong một toán tuần tiễu gây ra những phản ứng khác nhau, trong số những người không quen với các thám khuyển. Một vài người trong toán tuần liễu có thể có một cảm giác an ninh quá đáng trong khi những người khác lại trở thành rụt rè. Để phá tan những phản ứng quá đáng này, chủ chó sẽ lược thuyết với toàn tuần tiễu về những khả năng và nhiệm vụ của chó trước khi tập thử. Các cuộc tập thử khiến cho các đội viên của toán tuần thám trở nên quen thuộc với cách hoạt động của chó và chủ chó và cũng để cho chó quen hơi những nhân viên tuần tiễu và quen những tiếng ồn ào và hành động của các đội viên trong toán tuần tiễu trong lúc di chuyển.
(d) Chó và chủ chó phải có mặt ở vị trí tập hợp ít nhất là một giờ trước khi giờ khởi hành đã định của toán tuần liễu; thời gian thặng dư này cần thiết cho sự phối hợp cuối cùng, hướng dẫn các đội viên mới của toán tuần liễu về chó và những khả năng của nó, và để cho chó quen hơi của các đội viên toán tuần liễu.
(e) Chó và chủ chó dẫn đầu toán tuần tiễu với một khoảng cách có thể liên lạc được ngay với trưởng toán tuần tiễu. Ban đêm, khoảng cách này có thể là một cánh tay; ban ngày khoảng cách xa hơn nhưng ở trong tầm liên lạc thị hiệu dễ dàng.
(f) Thám khuyển và người chủ chó di chuyển ở đằng trước, thường giữ đúng theo hướng đã định, lợi dụng chỗ ấn nấp và cách di chuyển thế nào để lợi dụng được gió và những điều kiện khác thích hợp cho khứu giác và thính giác của chó. Thỉnh thoảng, trưởng toán tuần tiểu có thể thay đổi hướng tiến quân của toán tuần tiểu; trong trường hợp thông thường người chủ chó nên di chuyển theo ý muốn ở đằng trước toán tuần tiểu.
(g) Phải chỉ định một đội viên của toán tuần tiểu giữ nhiệm vụ bảo vệ chủ chó và chó. Khi một thám khuyển theo dõi một dấu hơi, người chủ chó phải cần đến cả hai tay và sức lực của mình để điều khiển chó. Vì thế, chủ chó chỉ nên võ trang bằng súng lục cỡ 45 mà thôi.
(h) Ngay khi con chó báo hiệu có địch, người chủ chó truyền ngay tin này cho toán tuần tiểu bằng dấu hiệu “có địch”, ngay khi đó trưởng toán tuần tiểu ra lệnh cho toán của mình ẩn nấp hay ngừng lại. Trưởng toán tuần tiểu lặng lẽ đi đến người chủ chó và chó, nhờ những bụi rậm có sẵn Người chủ chó nói cho trưởng toán tuần tiểu biết mình đã thấy những gì. Rồi trưởng toán tuần tiểu cho lệnh hành động cần thiết. Ông ta có thể tiến theo một hướng mới hay đi quanh chỗ nguy hiểm, do người chủ chó và thám khuyển dẫn đầu như trước.
(i) Một toán tuần tiễu, có chó và chủ chó đi theo, phải hiểu rõ là tất cả đội viên phải duy trì sự nhanh nhẹn thường xuyên của họ lúc tuần tiễn chớ không nên chỉ tin cậy vào con chó.
(2) Tuần tiễu chiến đấu.
(a) Phương thức làm việc của toán chủ chó và thám khuyển cũng giống như cuộc tuần tiểu thám sát chỉ khác nhau là sau khi chủ chó đã cho trưởng toán tuần tiểu biết vị trí chính xác của địch, thì chủ chó và chó rút ngay về phía sau hay đến một vị trí bên cạnh để không gây cản trở cho bất hành động nào của toán tuần tiểu.
(b) Nếu tốc độ di chuyển cần thiết hơn vấn đề an ninh, có thể không cần dùng đến chó và chủ chó đi tiền phong, cho đến khi gần đến mục tiêu. Sau khi toán tuần tiểu loại trừ kháng lực của địch , chủ chó và chó lại tiếp tục nhiệm vụ dẫn đầu đi trước.
(c) Nếu người chủ chó bị thương và con chó chịu để cho di tản chủ nó thì nên làm ngay. Chó sẽ di tản theo chủ. Nếu con chó không cho ai đến cứu người chủ, thì phải giết nó đi.
(3) Tiền đồn.
(a) Trong vị trí tiền đồn, giá trị chính yếu của thám khuyển là để báo hiệu đúng lúc cho biết có địch tiến đến gần hoặc đột nhập các phòng tuyến bạn. Chó và chủ chó được đặt ở một khoảng cách ngắn trước tiền đồn nơi họ biệt phái trong tầm truyền tín thị hiệu dễ dàng về ban ngày và gần hơn về ban đêm.
(b) Cần phải trù liệu một hệ thống truyền tin giữa chủ chó và đồn trưởng. về ban đêm, có thể đặt một sợi dây giữa hai vị trí và chủ chó có thể giật mạnh dây để báo động cho tiền đồn.
(c) Sau khi chó khám phá là có địch và chủ chó đã báo cho tiền đồn biết thì chó và chủ chó sẽ rút lui về một vị trí đã định, hoặc là nếu họ ở một vị trí đã được chuẩn bị rồi thì họ phải ẩn náu, sao cho khỏi bị hỏa lực của địch và của tiền đồn đe dọa.
(d) Tấn công ban đêm. Có thể dùng những thám khuyển để tìm các thành phần an ninh của địch trong những cuộc tấn công ban đêm. Thường thường, chó sẽ được sử dụng với các thành phần dẫn đầu của các cuộc tấn công và hoạt động theo cùng một cách như ở cuộc tuần tiểu. Khi đã thi hành xong nhiệm vụ khám phá của mình, thì toán chủ chó và chó di chuyển đến một vị trí an toàn.
Dụng cụ để huấn luyện thám sát.
Người chủ chó sẽ cần một vòng cổ xích sắt. Một dây dắt dài 5 bộ và một dây dắt dài 25 bộ và một bộ đai lồng ngực. Các vòng cổ da và dây xích cột có thể cần đến để buộc những con chó nào không hoạt động.
Việc huấn luyện căn bản cần thiết
a. Các nhiệm vụ của chủ chó. Người chủ chó phải học hiểu ý chó để có thể giải đoán được mọi dấu hiệu của chó liên quan đến việc có địch hay địch đang tiến đến gần.
b. Các nhiệm vụ của phụ tá. Người phụ tá đóng vai con mồi.
c. Vị trí. Việc huấn luyện khởi sự ở khu vực huấn luyện thường lệ. lúc đầu tiên, con mồi không nên ẩn náu luôn luôn ở sau vật che như là thân cây, tảng đá hay bụi rậm. Nếu độ ba hay bốn lần đi thám sát mà cho tìm thấy con mồi trốn tránh ở sau một vài chỗ ẩn náu thiên nhiên, nó sẽ phối hợp những điểm đó với sự khám phá con mồi của nó và sẽ luôn luôn tin cậy vào tầm mắt yếu kém của nó để tìm kiếm con mồi. Nó sẽ không dùng tới mũi và tai của nó là những giác quan nó tập trung dùng đến. Các vị trí huấn luyện phải thay đổi hàng ngày để cho chó không học cách phối hợp con mồi với chỗ đã định.
d. Thời gian. Tuy rằng thám khuyển thường được dùng vào ban đêm, nhưng phần nhiều nó phải được huấn luyện về ban ngày. Huấn luyện viên quyết định khi nào chó và chủ chó đã được huấn luyện đầy đủ về ban ngày và sẵn sàng tập ban đêm.
Gió và hơi
a. Đại cương. Có lẽ gió là yếu tố quan trọng nhất và cũng là một yếu tố dễ thay đổi nhất, mà chủ chó phải đối phó để có thể tận dụng được thám khuyển cho có kết quả nhất. chính gió mang hơi người đến cho chó hay làm mất hơi đi. Bởi vậy, người chủ chó luôn luôn biết rõ về gió, chủ chó phải học tất cả những gì “thông thường” về gió, và phải có thể cảm thấy hay có cảm giác là gió đang thổi về hướng nào trong bất cứ lúc nào mà không cần phải nhờ đến những phương pháp như thả cát bụi hay một nắm lông ở lưng chó của mình để xem luồng gió. nếu chủ chó biết được hướng gió thổi và chó biết có động, thì chủ chó biết rằng chỉ có một hướng chính để tìm địch. Chỉ trừ trường hợp xảy ra khi chó báo động nhờ thị giác, hay nhờ tiếng động. Thường thường, chủ chó có thể nhận ra loại báo động này nhờ sự quá quen thuộc với những phản ứng của chó của họ, nếu không nhờ thị giác hay thính giác riêng của mình.
b. Những ảnh hưởng của địa hình về gió. Gió vướng phải một ngọn đồi hay đỉnh đồi thì bị tách ra thành hai ba luồng nhỏ hơn. Một thế đất nhỏ cao và phẳng có lẽ là nơi khó nhất đối với chó trong việc tìm kiếm một người ẩn trốn. những hơi hướng theo gió bay khỏi chỗ cao có thể bị phân tán, tỏa lên trời hay tan hết mùi trước khi xuống mặt đất. chó có thể chỉ ngửi thấy hơi từ ở xa một mặt đất cao và hết ngửi thấy khi đến gần vì khi đó hơi đang bay ở trên đầu nó. Các núi, đèo, mô đất mạch đất, thung lũng và các ven rừng sẽ làm cho gió bị tạt và cuốn đi mất. Như vậy ngọn gió duy nhất thổi đều là ngọn gió thổi ở trên mặt đất bằng phẳng.
c.Tính cách bất thường của hơi.
(1) Hơi người tiêu tan một cách nhanh chóng ở nơi khí hậu nóng và khô hơn là ở một khu vực ẩm ướt. Sức nóng của mặt trời làm cho hơi bốc đi nhanh chóng. Trong lúc trời mưa, hơi sẽ ở lại quanh quẩn chỗ nguồn gốc phát ra.
(2) Hơi nguồn ở các hố cá nhân đều bay theo gió thổi vì hơi bay lên khi bốc hơi. Những hơi này không được mạnh bằng những hơi người ở chỗ trống trải.
(3) Chó khó lòng đánh hơi được ở một lùm cây hay rừng thông vì thường có một lớp những lá cây thông phủ trên mặt đất.
Cách lùng kiếm con mồi
a. Sự lùng kiếm con mồi là phương pháp người chủ chó và chó thường dùng để lục soát một khoảng địa thế, tận dụng tất cả lợi ích của gió, để định vị trí của bất cứ tên địch nào có ở đó. Những hơi được gió đem đi có thể tan mất. thỉnh thoảng chó có thể tìm thấy hơi ở một điểm, trong khi ở điểm khác sát ngay với nguồn phát hơi thì chó lại không ngửi thấy gì hết. Bởi vậy để chó có cơ hội ngửi thấy hơi của địch, chủ chó phải dẫn nó đi một cách có phương pháp trên một khu vực vừa phải để cho mọi luồng gió có thể bay qua mũi nó.
b. Huấn luyện viên xếp đặt một đoạn đường và chọn điểm khởi hành ở dưới chiều gió đối với con mồi. Chủ chó và chó tiến theo con đường đã vạch. Điểm A là chỗ mà chó báo động có hơi bay thoảng tới. lúc ấy chủ chó có thể chọn đường lục soát khác hay mặc cho chó theo hướng làn hơi bay thoảng tới mà đến thẳng ngay điểm B là chỗ chó sẽ báo động mạnh hơn. Từ điểm này chủ chó để mặc chó đi tới và tìm ra con mồi.
c. Chó báo động ở điểm A. Nhờ hiểu rõ chó của mình, người chủ cho biết rằng sự báo động ở điểm A mới chỉ là báo động nhẹ. Họ vẫn tiếp tục tìm dấu vết như hình vẽ, và chó lại báo động nhẹ lần nữa ở điểm B. Tại điểm C chủ chó nhận biết sự báo động mạnh và quay chó của mình vè hướng gió là hướng của địch.
Phương thức huấn luyện.
a. Từ lúc bắt đầu huấn luyện căn bản cho một con chó đã được chọn để huấn luyện thám sát, PHẢI LA MẮNG NGAY NẾU NÓ TOÀN SỦA HAY RÊN RỈ. Chủ chó phải dùng mọi phương pháp thuận tiện để giữ cho nó yên lặng. Nếu lúc huấn luyện căn bản, chó đã được dạy để hiểu sự khiển trách bằng tiếng “KHÔNG” (NO), thì bắt nó yên lặng với lệnh này, thường cũng chẵng khó khăn gì. Nếu cần, có thể lấy tay nắm nhẹ mõm chó. Ngay khi chó đã yên lặng hay chịu kêu nho nhỏ thì vỗ về và khen ngợi nó.
b. Trước khi chủ chó và chó đến khu vực huấn luyện. Huấn luyện viên lựa chọn một lộ trình cho toán này theo. Huấn luyện viên đặt những người làm mồi ở những quãng không đều nhau và ở những khoảng cách xa lộ trình đã định và trên chiều gió. Huấn luyện viên và các người mồi không được đi theo đường đã chọn vì như vậy mùi hơi của họ sẽ đánh dấu đường đi.
c. Rồi chủ chó và chó vào bãi tập nếu có cỏ cao có thể che giấu các con mồi được thì tốt nhất. Khi vào bãi rồi chủ chó buộc đai ngực cho chó và mắc dây dắt da dài 5 bộ vào. Chỉ buộc đai ngực cho chó khi làm việc thôi. Lúc hết bài tập, chủ chó tháo đai ngực ra. Bắt đầu bài tập tìm dấu con mồi, người chủ chó ra lệnh “COI CHỪNG” (WATCH HIM), để mặc chó dẫn đi với dây dắt thả lỏng. Rồi sau đó chó sẽ cố tìm ra chỗ con mồi bằng khứu giác, thính giác hay thị giác. Ở bài tập sơ khởi này, điều quan trọng là con mồi phải trốn kỹ khỏi bị nhìn thấy và giữ yên lặng, nhưng ở trong tầm đánh hơi dễ dàng và ngay ở trên chiều gió thổi tới con chó.
d. Chó được khuyến khích đưa mũi cao lên và hít gió ở trên mặt đất. Khi nó tóm thấy hơi lạ không phải là hơi của chủ nó, chó có thể phản ứng theo một trong những cách sau:
(1) Vươn thẳng người lên.
(2) Những lông ở trên cổ hoặc trên lưng của nó dựng lên.
(3) Hai tai nó dỏng đứng lên.
(4) Cho những dấu hiệu báo động khác dễ nhận đối với người quan sát tinh tường như có ý muốn dò xét, hơi cúi đầu để rên rỉ hay gầm gừ, đuôi thẳng lên hay cử động một cách rõ ràng.
e. Ngay lúc con chó tỏ ra rằng nó đã ngửi thấy hơi lạ thì chủ chó nên khen thưởng nó. Khen ngợi vào lúc này nên là một giọng nói thì thầm dịu dàng. Không được nhấn mạnh quá để chó lạc mất hướng công tác. (Có một vài con chó lúc mới đến bãi sẽ chúi mũi xuống đất cố tìm hơi đất. Chủ chó phải phản đối ngay thói quen này bằng cách đặt chân ở dưới cằm chó để nâng đầu nó lên và quở mắng bằng giọng nghiêm nghị “KHÔNG” (NO). Điều cần nhất là mũi của chó phải được nâng lên với mực độ đánh hơi thích hợp ngay lập tức, nếu nó toan đánh hơi ở dưới đất).
f. Khi được chó của mình báo động, người chủ chó suy ra hướng tổng quát tới chỗ ẩn nấp của con mồi và báo lại cho huấn luyện viên biết. Nếu hướng suy luận đúng, huấn luyện viên bảo chủ chó đi theo hơi. Khi chó còn cách con mồi độ 10 bộ( 3 thước), huấn luyện viên bảo người làm mồi đi ra. Người làm mồi tự đứng dậy và chạy nhanh về bên phải mình. Chủ chó để cho chó đuổi theo người làm mồi độ 30 hay 40 bộ (9-12 thước) rồi rẽ về bên trái để tránh đụng độ với người làm mồi. Chủ chó khen ngợi chó bằng cách vỗ về và bài tập được coi là hoàn tất.
g. Trong lần tập lại bài tập, thì khuôn khổ đoạn đường tìm dấu con mồi cũng được gia tăng. Những khoảng cách giữa chó và các con mồi ẩn nấp đều được đặt dài thêm dần. Chủ chó phải dành cho chó cơ hội thuận tiện để tìm ra chỗ các con mồi. Người chủ chó ngừng lại ở nhiều quãng, như vậy chó có thể lợi dụng mọi luồng gió; nếu cần, chia thành khu nhỏ ở bãi để cho chó ngửi thấy hơi. Chủ chó phải hết sức để ý hành động của chó và khuyến khích ngay khi nó báo hiệu là có thể tìm ra một con mồi. Chó ít khi được phép đi theo hơi đến con mồi và đuổi theo. Người chủ để cho chó đuổi theo con mồi khi muốn dùng làm hình thức khen thưởng, nhưng phải dùng cách này càng ngày càng ít đi trong lúc huấn luyện.
h. Bài tập này được tập lại hàng ngày với địa thế và những điều kiện khác nhau. Con mồi được ẩn nấp ở trong bụi, dưới các rãnh, trên những cành cây, sau các tảng đá hoặc ở bất cứ chỗ ẩn nấp thiên nhiên hay nhân tạo nào.
i. Vai trò của con mồi phải do mỗi ngày một người khác đảm đương, để chó biết là chó phải nhận tất cả các hơi của người khác với hơi của chủ nó.
j. Sau khi chó và chủ chó đã hiểu lẫn nhau, họ sẽ thực tập về đêm.
Huấn luyện về nhiệm vụ tiền đồn.
Phương thức huấn luyện một con chó về một nhiệm vụ ở tiền đồn để đề phòng chống lại sự đột nhập của địch về những phương diện sau đây. Chó phải nằm yên không động đậy và con mồi tiến đến theo lộ trình ẩn khuất trong cuộc tập dượt ban ngày. Nếu tập về ban đêm không cần che giấu. Chó được huấn luyện để báo động trong khi ở tại chỗ. Người chủ xét đoán sự tiếp cận của con mồi nhờ phản ứng của chó.
Những giới hạn của Thám khuyển.
a. Khói, sương mù, mưa và bụi đều làm giảm hiệu lực của chó.
b. Chó sẽ bị mệt nhọc, nếu đem dùng nó vào việc tuần tiều nhiều quá.
c. Nó có thể lầm lẫn và có thể bỏ sót quân địch hay quên không báo động, nhất là ở một khu vực mà có nhiều tiếng ồn ào và sự di chuyển.
d. Nó cần phải được huấn luyện lại (căn bản và chuyên môn) theo định kỳ và không huấn luyện lại cho nó càng lâu bao nhiêu thì hiệu quả của nó càng kém bấy nhiêu.
e. Nó bị lệ thuộc vào các yếu tố cũng giống như người vậy. Khi nó bị lạnh quá hay nóng quá, nó thường xao lãng việc báo động.
f. Nếu chưa bao giờ chó được cơ hội đi tìm hơi thì hiệu lực của chó bị giảm đi. Trong tình trạng chiến đấu, phải chuẩn bị một khu vực huấn luyện ở hậu phương để chó có cơ hội săn đuổi.
http://www.phuquocdog.com.vn/gioi-thieu.html
https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/nguoi-me-bao-ton-cho-phu-quoc-592354.ldo
NGƯỜI BẢO TỒN VÀ NÂNG TẦM GIÁ TRỊ CHÓ PHÚ QUỐC - Phuquocdog
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-nguoi-bao-ton-va-nang-tam-gia-tri-vuong-khuyen-1423197939.htm
CHÚNG TÔI HỖ TRỢ NHẬN PI