CHẢI LÔNG - CHĂM SÓC
Chó phải được chải lông hàng ngày suốt quanh năm. Chải lông bao gồm luôn việc khám xét và chăm sóc tai, móng chân, mũi, răng và lỗ rốn. Chải kỹ càng khiến cho chó sạch sẽ, giữ được bộ lông và da thêm đẹp. Nếu lông chó được chải đúng cách mỗi ngày thì ít khi phải tắm chó. Chó phải được giữ sạch không bọ, chấy, rận… Dáng bộ của chó cho ta thấy tình trạng sức khỏe của nó cũng như mọi sự chăm sóc chó và làm vẻ vang lây cho chính ngay chủ chó.
Bộ lông.
a. Giống chó chăn cừu Đức có hai lượt lông: lượt trong gồm những lông mềm, tơ và lượt ngoài lông cứng, hơi có dầu và chịu nước. Bộ lông che chở cho chó khỏi mưa, thời tiết nóng hay lạnh quá độ.
b. Cần phải chải lông thường nhật. Trước hết, dùng đầu ngón tay xoa nhanh cho những da mốc rời ra. Sau đấy chải nhẹ kỹ càng. Lông phải được chải hai lần trước chải ngược sau chải xuôi. Làm như vậy không những giữ được cho bộ lông chó sạch sẽ không còn dơ dáy mà còn làm cho bộ lông bóng láng và có vẻ tốt đẹp. Chải lược cũng là một cách chăm sóc tốt. Dùng lược phải thận trọng để tránh khỏi hại cho da và lượt lông trong của chó.
Mũi.
Phải khám xét mũi có bị đứt, xước và chảy nước không. Chỗ đứt và xước phải giữ sạch. Trường hợp mũi chảy nhiều nước đặc quá, phải đưa thú y sĩ thăm bệnh. Mũi khô, nóng quá hay ướt quá đôi khi là triệu chứng đau yếu.
Tai.
a. Việc chăm nom bao giờ cũng bao gồm việc khám xét hàng ngày vành tai, lỗ tai và rửa sạch sẽ nếu cần. Muốn làm vành tai cho sạch, lấy hết mọi chỗ có đất và thức ăn làm rối lông ra rồi chải đi. Sau đấy, xem tai có bị thương tích, sưng vành tai và có gì bất thường không.
b. Lỗ tai phải được khám xét hàng ngày và xem có ráy thì lấy ra. Có thể dùng một miếng bong gòn nhúng vào nước Axit boric hay dung hợp nước oxy già (Hydrogen Petroxide) bôi vào những nơi nhìn thấy trong lỗ tai. Ráy phải lấy nhẹ nhàng và không được ấn mạnh chổi bông vào trong lỗ tai. Dùng nhiều chổi bong để rửa tai cho thật sạch. Sau khi lấy ráy rồi, xem lỗ tai có lông mọc quá nhiều không. Lông mọc quá nhiều có thể bị rối bệt và làm chó khó chịu đồng thời cũng giảm bớt khả năng của chó để nghe hiểu khẩu lệnh.
c. Triệu chứng đau tai rõ rệt khi thấy chó luôn luôn lắc đầu, giựt mắt và gãi tai bằng cẳng sau. Khi triệu chứng tồn tại mãi thì phải đưa chó đi thú y sĩ thăm bệnh và điều trị.
Mắt.
Khi thấy có nhử ở mắt (ghèn) hay thấy có vật lạ hoặc vật gì bất thường ở trong hay quanh mắt chó thì phải đưa chó đi thú y sĩ khám ngay. Mắt chó thường được coi là tấm gương soi của thân thể chó, và trông xem mắt chó là biết có triệu chứng bắt đầu.
Móng và bàn chân.
Hàng ngày phải khám móng và bàn chân chó. Móng dài có khi gãy hay mọc đâm vào bàn chân, làm cho chó không làm được quân vụ nữa hoặc là tạm thời hay vĩnh viễn. Phải chú trọng đặc biệt đến móng của ngón chân thứ nhất ở cẳng trước. Nếu ngón thứ nhất đó hay móng trong nhỏ, xuất hiện ở cẳng sau thì phải đưa thú y sĩ cắt đi. Bàn chân phải được xét hàng ngày xem có vật gì dắt vào kẽ chân không. Ở những nơi bắc cực hay cận bắc cực, móng phải sửa theo định kỳ để tránh khỏi bị rách đứt. Hơn nữa, lòng bàn chân khỏi bị băng giá đông lại khiến chân phải sưng tím dễ dàng.
Răng.
Răng phải khám xét hàng ngày. Khi có nhiều cáu phải cạo sạch. Thường thường, cáu phải do chuyên viên thú y lấy. Đôi khi chó có những răng khác thường hay sâu cần phải nhổ đi.
Tắm.
a. Một con chó bình thường khỏe mạnh phải tắm luôn tùy theo nhu cần thiết. Da chó có nhiều hạch dầu và thiếu hạch mồ hôi. Dầu do hạch tiết ra làm da chó mềm và không bị khô nẻ. Dầu cũng bảo vệ bộ lông và làm cho lượt lông ngoài chịu được nước. Khi chó được tắm quá nhiều, dầu sẽ bị mất đi, da với lông chó tự nhiên khô se, khiến bộ lông trông thiểu não và có vết nẻ ở da. Vết da nẻ làm cho chó ngứa ngáy khiến chó phải gãi hay tự cắn nó, mở đường cho bênh ngứa sần và lở loét ngoài da.
b. Trước khi tắm chó, nhét một nhúm bông (gòn) vào tai chó. Cẩn thận đừng để nước xà phòng vào mắt chó. Nhiệt độ nước tắm không được nóng quá 5 độ hơn ở trong phòng hay nơi tắm chó. Xà phòng nào không có quá nhiều chất kiềm đều có thể dùng được miễn là phải cẩn thận cho dội hết xà phòng trước khi thôi tắm chó. Nếu còn xà phòng ở lông, lông bị dính bết lại, bám bụi đất, và làm da ngứa ngáy. Sau khi tắm lau khô chó bằng khăn bông thật kỹ, xong dùng tay xoa bóp cho nó và chải lông cho chó. Sau hết, để giúp cho chó chóng khô có thể cho chó chạy chơi ngoài trời một lát, nhất là khi có nắng, chứ không bao giờ vào lúc trời quá lạnh.
Chăm sóc thường nhật phải khiến chó không còn bọ ở da nhưng có thể phải cần thêm những biện pháp quyết liệt hơn như nhúng thuốc, bơm xịt thuốc hay dùng bột trừ bọ theo như thú y sĩ đã ấn định.
Chó phải được đi đại tiện và tiểu tiện cách thời khoảng đều đều. Kỳ dầu phải định ngay trước lúc tập luyện để chó khỏi phải gián đoạn thủ tục huấn luyện và tránh khỏi làm nhơ bẩn sân tập. Nếu chó cần đi cầu trong khi tập và không được đi thì nó không thể nào hết sức cố gắng tập tành được. Nên biết là một con chó đã trưởng thành không thể nào đi tiểu tiện hết bọng đái một lần mà phải đi luôn luôn. Vậy phải cho nó có thì giờ làm công việc ấy. Nước tiểu tiết ra khỏi bọng đái từng thời khoảng ngắn liên tiếp cho đến khi hết hẳn sức ép ở bọng đái.
Hạch ở trôn là những hạch nhỏ ở hai bên hậu môn chó. Hạch đó thường bị kẹt tắc vì chất bài tiết và đôi khi bị nhiễm độc. Cả hai trường hợp đều làm chó khó chịu và đau. Chất bài tiết của hạch chó đó phải bóp nặn ra nếu cần, bằng cách đặt một miếng bông lên trên hậu môn và bóp mạnh bằng ngón tay cái và các ngón kia ở hai bên hậu môn, nặn những chất kẹt tắc đó ra ở hai bên hậu môn. Hạch nhiêm độc phải đưa thú y sĩ điều trị ngay.
http://www.phuquocdog.com.vn/gioi-thieu.html
https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/nguoi-me-bao-ton-cho-phu-quoc-592354.ldo
NGƯỜI BẢO TỒN VÀ NÂNG TẦM GIÁ TRỊ CHÓ PHÚ QUỐC - Phuquocdog
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-nguoi-bao-ton-va-nang-tam-gia-tri-vuong-khuyen-1423197939.htm
CHÚNG TÔI HỖ TRỢ NHẬN PI