CHUYỂN GỞI VÀ NHẬN CHÓ
Tất cả những quân khuyển tương lai đều được gởi bằng tốc hành do chính phủ đài thọ trong những cũi riêng do chính phủ cung cấp. Các cũi này đều đánh dấu bằng tấm phiếu gửi có đề các chi tiết sau đây: tên chó, tên người gửi, và chỗ gửi chó tới. Người gửi phải xin thú y sĩ hợp pháp một giấy chứng nhận sức khỏe của chó trong vòng 24h đồng hồ trước khi gửi. Luật lệ Tiểu bang ấn định cách thức gửi giấy chứng nhận tới nơi chó đến. Trường hợp gửi chó ra hải ngoại thì phải gửi kèm giấy chứng nhận sức khỏe theo với chó.
2. Tiếp nhận và thủ tục ghi sổ.
a. Khi đem chó ra khỏi cũi gửi thì phải đeo ngay cho chó một vòng cổ da. Sau khi đã rèn tập với dây dắt da và cho đi đại tiểu tiện rồi chó bị giam 21 ngày để kiểm dịch dưới sự giám sát của thú y sĩ. Thú y sĩ trông cho chó ăn, uống và để cho nó khá lâu đủ lại sức sau cuộc viễn du và để cho quen với cảnh vật quanh đó.
b. Trong thời gian 2 tuần sau khi chó đến thì phải thi hành những việc sau đây:
(1) Khám sức khỏe.
(2) Thử tính nhát sợ súng.
(3) Thử tính nhát sợ người.
(4) Thử tính hiếu chiến.
(5) Thử khả năng đi xe có bánh mà không bị say lả.
(6) Đóng dấu chó được thâu nhận.
(7) Gửi trả lại những chó bị loại.
3. Khám sức khỏe.
Chó mới tới được để cho nghỉ ít lâu, rồi được đưa đến thú y sĩ để khám nghiệm kỹ càng, gồm cả rọi kính để xem chó có bị tật khác thường ở chỗ hông và đùi không. Chó không được cuộc khám nghiệm chấp nhận sẽ được coi là không thích ứng với quân vụ và được gửi trả về cho sở hữu chủ.
4. Trắc nghiệm và làm cho chó quen tác xạ.
a. Chỉ được coi là quen với tác xạ khi có thể bắn một vũ khí nhỏ ngay trên đầu mà không làm cho nó nao núng. Có con chó không bao giờ có thể huấn luyện được để giữ điềm nhiên khi nghe súng. Những con đó nên coi là không thích hợp để huấn luyện về quân sự.
b. Chỉ có thể luyện cho quen với tác xạ bằng cách bắn những vũ khí nhỏ hay cho nổ pháo ở xa, dần dần giảm bớt tầm xa đi và bắn dần lên tới các vũ khí cỡ lớn. Nên khởi sự huấn luyện như thế khi chó đang mải làm gì, ví dụ như đang ăn, hay trong thời kỳ tập luyện. Như vậy sẽ khiến cho tiềm thức của nó quen với loại tiếng động ấy. Người ta nhận thấy cách làm luyện cho chó quen với tác xạ hữu hiệu nhất là cho bắn bất ngờ và từng hồi một. Nếu chó tỏ vẻ sợ hãi, không nên cố bắt nó phải ngồi yên khi tiếp tục tác xạ lại. Tốt hơn là nên ngừng bắn lúc đó và bắt đầu lại khi chó đã quên sợ hãi.
5. Thử tính nhát sợ người.
Nếu chó run rẩy, sợ hãi hoặc khúm núm khi thấy một người tiến lại gần thì nên coi nó như không thích hợp cho quân vụ. Thời gian và nỗ lực cần thiết để làm cho chó hết sợ người phải kể là quá nhiều mới có thể huấn luyện lại được.
6. Thử tính hiếu chiến.
Việc thử tính hiếu chiến chung quy là để xem chó có đối ứng lại thích đáng với sự khiêu động nhỏ không. Muốn vậy, cho một người tiến lại gần chó và dùng một cái bao cuộn lại như khẩu súng hay một vật gì vô hại đánh chó. Chó phải chống lại bằng cách gầm gừ, sủa vang hay toan cắn kẻ chọc ghẹo nó. Con chó nào sợ người khích động nó thì nên coi là không thích hợp cho quân vụ.
7. Thử khả năng đi xe.
a. Chó được coi là được huấn luyện đi xe thuần thục khi nghe lệnh là lên xe ở yên trong đó và không tìm cách nhảy ra nếu không có lệnh . Một con chó mà không thể tập quen đi xe phải coi là không hợp với quân vụ.
b. (1) Khẩu lệnh UP và STAY (LÊN XE và YÊN ĐÓ) dùng để huấn luyện chó lên xe và ở yên đấy. Khi nhận thấy triệu chứng say xe (ứa rất nhiều nước dãi và chảy dãi, sau đấy định nôn ọe), huấn luyện viên cho xe giảm bớt tốc độ và xem có còn triệu chứng gì nữa không. Nếu thấy chó khá hơn trước, thì lại có thể cho xe chạy dần dần theo tốc độ cũ. Cứ như thế tập mãi cho đến khi chó quen hẳn với sự di chuyển của xe.
(2) Nếu tốc độ đã giảm bớt mà chó vẫn còn chảy dãi thì cho ngừng xe lại và đậu yên cho đến khi thấy chó bình thường trở lại. Đôi khi chủ chó có thể kiểm soát được chứng hay say xe bằng cách nói với chó. Xe lại có thể cho chạy và cứ thế tiếp tục mãi nếu cần.
(3) Nếu triệu chứng say xe còn mãi sau khi đã theo các phương pháp (1) và (2) nói trên thì thử huấn luyện chó đi xe khi chúng đói.
c. (1) Trong các bài tập kế tiếp, thời gian đi xe phải tăng dần lên: Ngày đầu 5 phút, ngày thứ hai 10 phút, và tiếp mãi cho đến khi chó không còn lộ triệu chứng gì là say xe nữa, dù đi xa mấy cũng vậy. Tốc độ của xe cũng phải thay đổi.
(2) Khi chó có thể đi xe được mà không say lả, cho chó vào cũi, xếp cũi và chó lên xe, và tập cho chó đi xe như thế theo thể thức ấn định ở mục b trên đây.
8. Thủ tục đóng dấu xăm.
a. Sau khi chó đã được chấp nhận và mua rồi thì chó được đóng dấu xăm ghi số theo phương pháp Preston ở bên phía trong đùi trái của chó.
b. Áp dụng phương pháp đóng dấu Preston, ta có thể xăm mình cho 4.000 con chó theo mỗi mẫu tự ấn định như sau: Nếu mẫu tự là “A”, con chó đầu tiên sẽ nhận dấu xăm “A000”, con chó thứ nhì “A001”, con chó thứ ba “A002”, và cứ thế lên đến “A999” là một ngàn con chó đầu. Ngàn thứ nhì sẽ đánh số “0A00”, “0A01”, “0A02” và tiếp lên đến “9A99”. Ngàn thứ ba sẽ đánh số “00A0”, “00A1”. “00A2” và cứ thế lên đến “99A9”. Ngàn thứ tư sẽ đánh số “000A”, “001A”, “002A” và cứ thế lên đến “999A”.
c. Số dấu xăm phương pháp Preston do Nha Quân Nhu chỉ định.
9. Chó thải.
Chó loại khỏi quân vụ trong vòng 21 ngày sau khi tới được gởi trả lại sở hữu chủ, phí tổn do chính phủ đài thọ. Chó không bị loại trong thời kỳ đó sẽ được trả tiền. Nếu sau này chó bị loại vì lý do gì thì sẽ do sĩ quan sử định tài sản quân nhu quyết định tùy nghi.
http://www.phuquocdog.com.vn/gioi-thieu.html
https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/nguoi-me-bao-ton-cho-phu-quoc-592354.ldo
NGƯỜI BẢO TỒN VÀ NÂNG TẦM GIÁ TRỊ CHÓ PHÚ QUỐC - Phuquocdog
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-nguoi-bao-ton-va-nang-tam-gia-tri-vuong-khuyen-1423197939.htm
CHÚNG TÔI HỖ TRỢ NHẬN PI