Giống chó hoạt động - làm việc
Doberman Pincher
Nguồn gốc:
Lịch sử lai tạo giống Doberman cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Louis Doberman (1834 – 1894), sống ở vùng Apolda, nước Đức, được xem là người đã lai tạo ra giống chó này, nhưng thực tế thì bạn cùng sở thích và cộng tác với ông trong việc lai tạo ra nó mới là người đặt tên cho nó, Otto Goeller đã theo dõi sát sao công việc lai tạo giống Doberman trong một thời gian rất dài. Ông cũng là người tiến hành chọn lọc và nâng cao chất lượng cho giống chó, bằng cách cho lai tạo rất nhiều giống chó khác nhau mà Louis Doberman đang có ( bao gồm cả chó lai, chó Terrier, và các giống chó chăn dắt gia súc), để tạo ra giống chó mà ngày nay mang tên Doberman Pinscher.
Louis Doberman và Otto Goeller không ghi chép công thức lai tạo nên không ai biết đích xác Doberman được lai tạo ra sao. nhưng hiện nay thì giới chuyên gia đồng ý rằng Doberman Pinscher là sự phối hợp tinh tế của các giống chó sau: -Rottweiler -German Pinscher -Manchester Terriers -German Short Haired Pointer và thậm chí cả Great Dane hoặc GSD cũng có thể đóng góp một phần nào đó trong việc tạo ra Doberman.
Năm 1899, Ottor Goeller thành lập “ National Doberman Pinscher Club” ở Apolda, Đức. Cùng trong năm đó tiêu chuẩn giống Doberman đã được công bố, làm chuẩn cho các nhà tạo giống và là tiêu chuẩn để các chuyên gia đánh giá về giống chó này. Cơ cấu tổ chức của CLB và các quy định về tiêu chuẩn đã vạch ra một định hướng rõ ràng cho giống chó mới và đảm bảo được việc nhân giống thuần chủng trong các thời kỳ tiếp theo. Việc lai tạo ngẫu nhiên đã kết thúc và dòng chó chuẩn đã được xác lập cho giống chó tuyệt vời trong lịch sử đã hoàn tất. Những hoạt động trong năm 1899 đã trở thành căn nguyên nguồn gốc cho Doberman Pinscher ngày nay.
Chiều cao, cân nặng Chó đự Cao: 26 - 28 inches (66 – 70 cm).
Chó cái cao 24 – 26 inches (61–66cm)
Cân nặng: 66 – 88 pounds (30 – 40 kg) Các bệnh có thể gặp Nói chung là giống chó khoẻ mạnh. Có khả năng bị viêm đốt sống cổ. có khả năng mắc phải những căn bệnh liên quan đến di truyền và huyết thống. Dễ bị mắc chứng béo phì khi về già. Các cá thể bạch tạng thường dễ mắc bệnh hơn bình thường, ví dụ như nhạy cảm với ánh sáng, mắt kém… Điều kiện sống Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Tuy vậy phát triển tốt nhất khi được chạy nhảy trong không gian rộng. Nhậy cảm với nhiệt độ thấp nên khi trời rét không nên nhốt chúng ở ngoài nhà. Hoạt động Rất tích cực vì vậy rất cần có những bài tập thường xuyên và có cường độ mạnh. Sống lâu: Khoảng 13 năm. Chăm sóc cho bộ lông: Thuộc loài rụng lông vừa phải, không đòi hỏi phải chăm sóc bộ lông nhiều.
http://www.phuquocdog.com.vn/gioi-thieu.html
https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/nguoi-me-bao-ton-cho-phu-quoc-592354.ldo
NGƯỜI BẢO TỒN VÀ NÂNG TẦM GIÁ TRỊ CHÓ PHÚ QUỐC - Phuquocdog
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-nguoi-bao-ton-va-nang-tam-gia-tri-vuong-khuyen-1423197939.htm
CHÚNG TÔI HỖ TRỢ NHẬN PI